Guitar Ba Đờn, Thương Hiệu Hàng Đầu | VỀ CHÚNG TÔI

Người đàn ông nhặt rác và bốn cây đàn guitar


Anh được cư dân xóm ve chai Hoàng Cầu (Hà Nội) đặt cho cái tên trìu mến, anh "Bốn Râu". Lý giải cho điều này, anh thật thà giãi bày: "Ở đây ai cũng có biệt danh riêng, anh em thấy tôi nhiều Râu nên từ khi mới đặt chân tới xóm này, mọi người đã gọi tôi là Bốn Râu, cái tên ấy đã gắn bó với tôi 5 năm rồi".

Anh được cư dân xóm ve chai Hoàng Cầu (Hà Nội) đặt cho cái tên trìu mến, anh "Bốn Râu". Lý giải cho điều này, anh thật thà giãi bày: "Ở đây ai cũng có biệt danh riêng, anh em thấy tôi nhiều Râu nên từ khi mới đặt chân tới xóm này, mọi người đã gọi tôi là Bốn Râu, cái tên ấy đã gắn bó với tôi 5 năm rồi".

"Bốn Râu" năm nay 52 tuổi, quê ở Xuân Trường Nam Định, anh được mọi người yêu mến vì tính cách hòa đồng, thi thoảng lại đàn hát cho các anh chị em trong xóm nghe, để vơi đi nỗi cực nhọc và đặc biệt là đỡ nỗi nhớ nhà. "Dù có đi nhặt rác, thì vẫn phải hát ca, như thế mới có sức làm việc chứ", "Bốn Râu" dí dỏm nói khi chúng tôi hỏi về bốn cây đàn treo bốn góc căn phòng trọ lụp xụp của anh.

"Bốn Râu" từng đi bộ đội, do có nhiều tài lẻ và khiếu văn nghệ, nên anh được tuyển thẳng vào đoàn quân nhạc của đơn vị, khi đó đoàn của anh đóng ở Lạng Sơn. Cơ duyên còn đưa anh với quân y, nhưng sau đó vài tháng anh xin nghỉ vì lý do cá nhân. Tính vốn yêu nhạc họa, từ năm 12 tuổi, anh đã cùng những người bạn ở quê góp tiền, sau đó đạp xe hơn 20km lên tận thành phố Nam Định mua chiếc đàn guitar. "Khi đi mua đàn, không dám nói cho bố mẹ biết, vì sợ bị mắng", "anh tâm sự.

Từ khi mua được đàn, anh gắn bó hẳn với âm nhạc, sau này còn tham gia vào đội văn nghệ của thôn, xã, rồi đi "đánh" cho các buổi đám cưới, văn nghệ. Anh tâm sự: "Trước kia tôi cũng nhiều bạn gái lắm, đẹp trai không dám nói, nhưng ai cũng mê tiếng đàn của tôi, thậm chí cả các cụ già". "Bốn Râu" hào hứng nói: "Cũng chính vì thế mà tôi và bà xã đến được với nhau đấy".

Một điều nữa khiến anh tự hào là tuy phải bươn trải trong Nam ngoài Bắc, nhưng anh và chị Hậu vợ anh đều nuôi được ba người con học cao đẳng và đại học. Hai người con gái học khoa Kế toán (Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP HCM) đã ra trường, một người con trai đang học Đại học Công nghiệp TP HCM. Những năm trước khi ra Hà Nội, anh làm bảo vệ tại một số công ty dệt may trong Biên Hòa (Đồng Nai), khi đó vợ còn ở quê làm ruộng. Đó là thời kỳ khó khăn nhất, do cả ba người đều đi học, anh kể lại: "Đời mình đã khổ, tôi không muốn con cái sau này phải khổ. Còn sức khỏe, thì vẫn phải lao động".

Hiện tại hai người con gái đã ra trường, cậu con út của anh và chị Hậu do bị bệnh nên đã bảo lưu kết quả tại trường và về quê chữa trị gần một năm nay. Năm 2006, quyết định lên Hà Nội làm ăn để có tiền chữa bệnh cho con. "Hai con đã lấy chồng, nên không dám làm phiền nữa, chỉ mong chúng nó đủ ăn, sau này lo cho con cái tốt hơn mình", giọng anh trùng xuống. Năm 2010, anh ốm một trận "thập tử nhất sinh". Mặc dù bị sốt rét, nhưng mình anh vẫn cố bắt xe về quê, sau đó lên bệnh viện đa khoa huyện để điều trị nhưng bệnh viện không phát hiện ra bệnh. Sau đó anh phải vào viện tư, trận ốm đó ngốn của anh gần 5 triệu đồng.

Gạt tay, bỏ chuyện gia đình sang một bên, anh hào hứng kể tiếp về đàn guitar của mình: "Tôi không chỉ có bốn cây đàn này đâu, hiện tại còn để bốn cây khác ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Đồng Nai, Nghệ An, đó đều là những nơi tôi đi qua, từng làm việc, chiến đấu, có thời gian tôi lại vào thăm anh em, đánh đàn và ca hát".

Chiếc xe đạp của anh cũng thật lạ, nó làm hoàn toàn bằng ống tuýp nước, nặng độ 40kg. Anh nói: Xe này gắn bó với tôi từ khi lên đây, nó chắc chắn lắm, mà đi đâu cũng không sợ ai cướp.

Căn phòng của anh, ngoài bốn chiếc đàn đáng giá được nâng niu, còn có một chiếc tivi do người một người bạn tặng. Anh tâm sự: "Hồi tôi còn nhặt rác ở khu Ngoại giao đoàn (khu Ngoại giao Vạn Phúc, quân Ba Đình) một người làm việc trong đó đã tặng tôi, nhưng hiện chưa có ăng ten, nên cũng không xem được".

Thi thoảng máu nghệ sĩ nổi lên, anh lại bắt xe khách về quê chơi đàn cho mọi người trong làng nghe, có đám cưới nào mời thì anh cũng tranh thủ ghé qua: "Mình đánh đàn một đêm, họ trả 300.000 đồng, cũng chỉ đủ tiền mua vé xe khách thôi, chủ yếu muốn về thăm gia đình".

Anh "Bốn Râu" chia sẻ: "Mỗi ngày giỏi lắm cũng chỉ kiếm được 80.000-100.000 đồng. Tính ra hai vợ chồng, mỗi tháng cũng tiết kiệm được 4 triệu đồng, trừ các chi phí sinh hoạt khác. Nói về cuộc sống sau này, anh cho biết: "Trước sau cũng về quê thôi, bây giờ sức khỏe không được tốt như trước. Nhưng có đi đâu, về đâu, tôi vẫn cầm theo những chiếc đàn guitar, đánh đàn và ca hát".


5/31/2018 8:38:41 AM


TIN TỨC LIÊN QUAN




Bán đàn guitar

© 2018 Guitar Ba Đờn. Cấm sao chép bản quyền | Thiết kế bởi seotop5.Vn